Bạn mơ ước có một giọng hát lôi cuốn và quyến rũ như các ca sĩ nổi tiếng? Đừng lo lắng, vì bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết và phương pháp luyện giọng hát tại nhà, giúp bạn phát triển kỹ năng âm nhạc của mình một cách hiệu quả. Trải qua những bước cơ bản như làm ấm giọng, rèn kỹ thuật hơi thở, và phát triển dải cảm xúc, bạn sẽ khám phá được cách để tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của giọng hát mình. Đồng thời, bài viết cũng sẽ chia sẻ những bài tập cụ thể, giúp bạn rèn luyện từng nốt nhạc một một cách chính xác.Không chỉ dừng lại ở việc luyện tập cơ bản, bài viết còn giới thiệu những phương pháp hiện đại, như ứng dụng công nghệ để thu âm và phân tích giọng hát cá nhân. Bạn sẽ nhận được gợi ý về cách xây dựng một lịch học tập linh hoạt và hiệu quả, phù hợp với cuộc sống bận rộn của bạn.Hãy bắt đầu hành trình luyện giọng hát của bạn ngay hôm nay với những bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả, để biến ước mơ thành hiện thực và hát hay như ca sĩ ngôi sao tại chính ngôi nhà của bạn!
Tư thế đứng hát
Cách học hát hay không chỉ riêng việc trau chuốt giọng hát mà bạn còn phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố xung quanh, đặc biệt là tư thế. Hầu hết các giáo viên thanh nhạc đều gợi ý rằng nên đứng hát thay vì ngồi để tạo ra âm thanh tốt nhất. Tư thế ngồi khiến các cơ bắp xẹp xuống và có thể cản trở việc lấy hơi đúng cách.
- Giữ cho đầu thẳng trục với vai. Hình dung cột sống là một đường thẳng kéo dài tới đỉnh đầu.
- Thả lỏng hàm và đưa lưỡi hướng ra phía cửa miệng.
- Thả lỏng vai.
- Nâng và đẩy lùi vòm miệng ra phía sau như thể bạn chuẩn bị ngáp. Làm điều này để mở rộng cổ họng và lấy được nhiều hơi hơn.
- Nếu bạn phải gồng người lên khi đứng trong tư thế đúng, hãy di chuyển sao cho lưng, vai và đầu dựa vào tường.
Tư thế đứng hát, luyện thanh tại nhà
Tập trung lấy hơi
Học lấy hơi đúng cách là một bước thiết yếu nếu muốn nắm được cách học hát hay hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn đã hít thật sâu để có đủ hơi cho từng chữ trong câu hát.
- Hít vào bằng bụng thay vì ngực. Cách này vừa cải thiện chất lượng âm thanh vừa giúp người hát kiểm soát giọng tốt hơn. Để biết chắc bạn đang lấy hơi đúng cách, đặt tay lên bụng và cố gắng để tay cùng phồng lên với bụng mỗi khi hít vào.
- Dành một vài phút tập lấy hơi bằng bụng hằng ngày. Bạn có thể làm điều này dù đang đứng hay nằm. Hãy chắc chắn rằng bụng phồng lên mỗi khi hít sâu.
Nhận biết âm vực
Hát hay một phần là do nhận biết được âm vực của mình và lựa chọn bài hát phù hợp với quãng giọng. Một số người có âm vực rộng hơn những người khác, nhưng bất kỳ ai cũng đều sở hữu một “điểm tốt nhất” để âm thanh giọng hát nghe đẹp nhất.
- Có bảy loại giọng chính: Nữ cao, nữ trung, nữ trầm, phản nam cao, nam cao, nam trung, nam trầm.
- Hình dung giọng là một chiếc vòng đu quay để tìm âm vực. Bắt đầu từ phía trên cùng, hát nốt cao nhất của bạn và dần hạ xuống nốt thấp nhất.
- Chơi các nốt nhạc trên đàn dương cầm để so sánh cao độ của giọng với các nốt nhạc, từ đó tìm ra âm vực.
Nhận biết âm vực Nam cao, Nam trầm, nữ cao...
Những bài tập hơi, khi luyện thanh, luyện hát hát tại nhà
1. Tập hơi thở bằng thổi nến
Thắp 1 ngọn nến để cách xa khoảng 50 cm hoặc hơn (ngồi trong phòng kín gió). Lấy hơi sâu và thổi thật đều hơi sao cho ngọn nến nó rung đều hoặc nghiêng đi 1 góc cố định nào đó cho đến khi dứt hơi. Cách này giúp ta có thể lấy được hơi dài và điều chỉnh hơi đều. Vì thường thì khi sắp hết hơi thì độ mạnh của hơi thổi ra hay bị giảm nên phải cố gắng điều chỉnh làm sao để từ khi bắt đầu thổi đến khi ngắt là phải có 1 độ mạnh như nhau.
2. Luyện phát âm Hay và chuẩn
Lấy 1 chậu nước sạch, đặt lên ghế cao ngang người để không bị gập người quá khi ngụp. Hít 1 hơi thật sâu, ngụp mặt vào chậu nước (tai phải ở trên mặt nước) và bắt đầu nói hoặc hát từng câu mà có âm “a” và âm “i” sao cho bạn nghe được tiếng “a”, “i” đấy gần giống như nghe được trên bờ là đạt. Đối với âm “i”, khi phát âm hơi sẽ được đẩy lên mũi nên nó sẽ được thoát ra từ mũi bạn thông qua các bóng khí.
3. Luyện cao độ với đàn
Bạn có thể dùng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trên smartphone trường hợp bạn chưa có đàn. Với đàn guitar, 3 nốt thấp nhất là Mì Fa Sol thì bạn tập như sau: đánh Són – Fa – Mì ; Són – Fa – Mì tương ứng với việc đánh như thế là phát âm Mí i ì – Má a à. Sau đó lại tăng lên nửa cung và lặp lại mi ma như trên. Phải cố gắng đến mức cao nhất có thể. Tập với piano là tốt nhất.
4. Tập giữ cột hơi
Hãy bắt đầu bằng việc lấy hơi bằng cơ bụng và đẩy hơi đều đặn từ chậm đến nhanh dần; sau đó, hơi uốn lưỡi và uốn vòm môi lại sẽ giúp bạn giữ được hơi lâu và đầy cũng như giúp giọng hát của bạn tạm nghỉ được 1-2 giây trước khi tiếp tục hát các phần khác.
Những lưu ý khi luyện thanh tại nhà
Thứ nhất, nếu muốn thực hiện cách học hát hay hơn ở phía trên, bạn phải kiên nhẫn tập luyện thanh hằng ngày. Luyện tập bằng cách hát theo các ca khúc yêu thích. Lưu ý rằng giọng của bạn có thể không giống với ca sĩ gốc. Bạn không thể hát hay hơn nếu chỉ bắt chước giọng của các ca sĩ khác. Hãy hát bằng giọng của chính mình.
Thứ hai, hãy uống đủ nước mỗi ngày. Dù có là một ca sĩ xuất sắc đến đâu, bạn vẫn sẽ hát không hay trong tình trạng khô giọng. Vì vậy, nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
Thứ ba, không ăn đồ bơ sữa hoặc kẹo trước khi hát. Thực phẩm như sữa chua, bơ và kem tạo ra nhiều dịch nhầy trong cổ họng khiến việc ca hát trở nên khó khăn.
Chúc các bạn sớm thành công!
>> Xem thêm: https://hopamnhanh.com/posts/lo-trinh-dem-hat-guitar-30-ngay
>> Xem thêm: https://hopamnhanh.com/posts/nen-hoc-dem-hat-guitar-hay-guitar-solo