1. Các kí hiệu và các nốt cơ bản sử dụng trong âm nhạc.
1.1. Các nốt nhạc cơ bản.
Nốt nhạc (note) là gì?
Âm thanh được tạo ra từ các sóng âm rung động trong không khí. Khi các rung động này nhanh hơn thì ra sẽ tạo ra các âm nhanh cao hơn và rung động này chậm thì sẽ tạo ra âm trầm. Mỗi rung động như vậy sẽ có một tần số, cao độ nhất định, thì các rung động đó được coi là một nốt nhạc.
****Có bảy nốt nhạc cơ bản trong hệ thống âm nhạc:
- Đồ (Do) - Kí hiệu C
- Re (Re) - Kí hiệu D
- Mi (Mi) - Kí hiệu E
- Fa (Fa) - Kí hiệu F
- Sol (Sol) - Kí hiệu G
- La (La) - Kí hiệu A
- Si (Si)- Kí hiệu B
Đây chỉ là những nốt cơ bản, tuy nhiên trên mỗi một nhạc cụ thì thường có nhiều quãng như vậy, với cao độ khác nhau mỗi quãng như vậy thì gọi là một quãng 8. Ví dụ trên một cây đàn Piano thì thường có 3-5 quãng 8, tuỳ độ dài ngắn của mỗi đàn.
1.2**. Ký hiệu âm nhạc.**
Hẳn là trong quá trình đi học tử nhỏ đến giờ, bạn cũng có thể đã nhìn thấy những hình như này ít nhất một lần rồi. Bạn có biết đó là gì không? Đó được gọi là khuông nhạc, một khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ. Và trên các dòng kẻ đó sẽ có các nốt nhạc.
- Nốt nhạc được đặt trên các dòng và đường trong bản nhạc để biểu thị âm thanh cụ thể.
- Các nốt nhạc nằm trên dòng thì thường là đố, mi, sol và các nốt nhạc nằm trong đoạn không gian giữa các dòng là re, fa, la, si.
Ký hiệu các nốt trong nhạc lý
Mỗi nốt nhạc có một vị trí riêng trên thang nốt (bản nhạc), tương ứng với một tần số cụ thể. Đề đạt là nốt nhạc mà bản nhạc dựa vào để xác định các nốt còn lại. Ví dụ, nếu bản nhạc có đề đạt là Đố (C), thì các nốt còn lại sẽ được xác định dựa vào vị trí của Đố trên thang nốt.
2. Trường độ của nốt nhạc (Duration).
Cùng là một nốt Đồ (C) nhưng các bạn lại thấy lúc nó màu trắng lúc nó màu đen, lúc nó có móc dài lúc có móc ngắn. Vậy những cái đó là như nào, đó là biểu hiện cho trường độ của nốt trong âm nhạc.
Trường độ là giá trị thời gian của âm thanh. Về mặt vật lý, độ dài đo thời gian phát ra giao động của nguồn âm thanh. Trong nhạc lý, độ dài của âm thanh được quy định bằng các nốt nhạc với những hình dạng khác nhau.
Nốt nhạc có 2 phần:
- Thân nốt nhạc: Là một hình tròn có thể đen hoặc trắng, có thể rỗng hoặc đặc. Phần này thì dùng để xác định vị trí cao độ của nốt ( nằm ở dòng bao nhiêu trong khuông nhạc).
- Đuôi và dấu của nốt: Đuôi nốt nhạc là một gạch thằng đứng dùng để xác định về trường độ, độ dài ngắn khác nhác nhau của âm thanh. Đuôi này có thể quay lên trên hoặc quay xuống dưới so với phần thân nốt.
Bảng quy đổi trường độ các nốt trong âm nhạc
Có tất cả là 6 hình thái biểu diễn của một nốt. Nếu nốt tròn có giá trị bằng 4 đơn vị nhịp.
- Nốt tròn = 4 đơn vị nhịp
- Nốt trắng = 2 đơn vị nhịp
- Nốt đen = 1 đơn vị nhịp
- Nốt móc đơn = 1/2 đơn vị nhịp
- Nốt móc kép = 1/4 đơn vị nhịp
- Nốt móc ba = 1/8 đơn vị nhịp
- Nốt móc bốn = 1/16 đơn vị nhịp
Nếu nốt nhạc có dấu chấm phía sau thì bạn phải cộng thêm 1/2 trường độ của nốt đó.
Ví dụ: Nốt đen có thêm 1 nốt chấm. Như vậy là nốt đen có giá trị bằng 1 đơn vị nhịp thì ta cộng thêm 1/2 đơn vị nhịp của nốt đen là 1 + 0.5 x 1 = 1.5 đơn vị nhịp.
Ví dụ khác: Nốt trắng có thêm 1 nốt chấm. Như vậy là nốt trắng có giá trị bằng 2 đơn vị nhịp thì ta cộng thêm 1/2 đơn vị nhịp của nốt đen là 2 + 0.5 x 2 = 3 đơn vị nhịp.
3. Nhịp trong âm nhạc
Hẳn là các bạn đã nghe rằng “Bài này chơi ở nhịp 3/4 hay 4/4” rồi đúng không?
Số chỉ nhịp ở mỗi đầu khuông nhạc hoặc đầu bản nhạc, cho ta biết được bài hát này chơi ở nhịp bao nhiêu. Số này thể hiện rằng trong một ô nhịp có bao nhiêu phách
- Nhịp 2/4 - Mỗi ô nhịp có 2 phách và mỗi phách là một nốt đen
- Nhịp 4/4 - Mỗi ô nhịp có 4 phách và mỗi phách bằng một nốt đen
- Nhịp 3/4 - Mỗi ô nhịp có 3 phách và mỗi phách bằng một nốt đen
- Ngoài ra còn có nhịp khác như 5/8, 6/8……
4. Khái niệm về cung và nửa cung
Cung là đơn vị để chia khoảng cách giữa các nốt nhạc.
- Từ Đồ (C) Đến Rê(D) là cách nhau một cung.
- Từ Rê(D) đến Mi(E) là cách nhau một cung
- Từ Mi(E) đến Fa(F) lại cách nhau chỉ nửa cung.
- Từ Fa(F) đến Son(G) là cách nhau một cung
- Từ Son(G) đến La(A) là cách nhau một cung
- Từ La(A) đến Si(B) là cách nhau một cung
- Từ Si(B) Đến Đô quảng trên(C) lại cách nhau nửa cung.
Biểu diễn cung trong một quãng 8
Như các bạn đã thấy thì không phải khoảng cách từ nốt dưới đến nốt trên đều cách nhau 1 cung, có chỗ lại cách nhau nửa cung có chỗ lại một cung.
Đơn bị nửa cung cũng được thể hiện bởi các dấu hoá như dấu thăng và dấu dáng.
- Dấu thăng có hình dạng như sau
Làm nốt nhạc tăng lên 1/2 cung. Ví dụ có nốt C# thì khoảng cách từ C đến C# là nửa cung.
- Dấu giáng có hình dạng như sau
Làm nốt nhạc giảm xuống 1/2 cung. Ví dụ nốt Db thì khoảng cách từ D đến Db là nửa cung
- Đặc biết có thể thấy C# và Db đều cách C nửa cung. Nên C# và Db là một.
Vậy là mình đã giới thiệu với các bạn những kiến thức nhạc lý gần như là cơ bản nhất. Nắm chắc được kiến thức này, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu mạnh dạn tham gia các khoá học guitar hoặc âm nhạc cơ bản rồi. Việc tiếp cận với âm nhạc sẽ trở nên dễ dàng và bạn hoàn toàn có thể làm chủ nó nhanh chóng. Chúc các bạn sớm thành công!